Chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá là một vấn đề thường nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn lẫn cổ động viên. Tình trạng này xảy ra làm ảnh hưởng đến sự thú vị của bộ môn thể thao vua. Một trong những biện pháp được đưa ra để xử lý vấn đề này đó là có những biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với những hành vi vi phạm. Cùng kênh trực tiếp bóng đá Xoilac tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất qua nội dung sau đây!
La Liga – Nơi có tình trạng phân biệt chủng tộc nghiêm trọng
Minh chứng rõ ràng nhất là trận thi đấu trên sân vận động Mestalla, giới mộ điệu không thể nào quên được hành động miệt thị của cổ động viên Valencia đối với cầu thủ đối phương là Vinicius. Trên thực tế, đây cũng không phải là lần đầu tiên cầu thủ Vinicius bị phân biệt chủng tộc khi thi đấu ở đấu trường La Liga.
Đặc biệt, Vinicius cũng không phải là nạn nhân duy nhất khi thi đấu ở Giải vô địch Tây Ban Nha gặp phải tình trạng phân biệt đối xử. Trong làng túc cầu, La Liga chính là nơi khiến nhiều ngôi sao da màu lo sợ khi phải thi đấu nhất. Các cổ động viên ở đấu trường La Liga chính là lý do khiến thế giới bóng đá phẫn nộ và thúc đẩy những biện pháp chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Bởi không ai muốn nhìn thấy những hành vi xấu xí như vậy trong bức tranh đầy màu sắc của làng túc cầu.
Những siêu sao da màu đã từng khiến thế giới nể phục
Người ta không còn nhớ bắt đầu từ thời gian nào, nạn phân biệt chủng tộc lại trở nên nghiêm trọng như hiện nay. Nhưng giới mộ điệu thì không thể quên được rằng, chỉ mới khoảng 20 năm qua, chính những siêu sao da màu đã giúp đội tuyển Pháp chinh phục làng túc cầu thế giới. Lúc đó, giới báo chí và truyền thông đã tốn nhiều giấy mực để ca ngợi hình ảnh của một làng bóng đá không có biên giới, không giới hạn.
Nhắc đến những ngôi sao da màu đã góp phần gia tăng sức ảnh hưởng của đội tuyển Pháp, không thể không kể đến những ngôi sao gốc Senegal, Algerie, Morocco,…
Theo thông tin chúng tôi tổng hợp được từ Xoilac thì có thể kể đến thủ thành Steve Mandanda (gốc CHDC Congo), hậu vệ Patrice Evra (gốc Senegal), Samuel Umititi (gốc Cameroon), Bacary Sagna (gốc Senegal),…
Những tưởng hào quang của những ngôi sao đó sẽ giúp họ có thể chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Nhưng thực tế những cầu thủ đó cũng không thể nằm ngoài vấn đề, họ vẫn là nạn nhân của vấn nạn phân biệt chủng tộc.
Thậm chí, chính bản thân chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Pháp – Ông Noel Le Graet – Người đã từng cho rằng chuyện phân biệt chủng tộc trong bóng đá không hề tồn tại hoặc chỉ xuất hiện ở mức vu vơ lại chính là người khiến người hâm mộ khắp thế giới phải bức xúc khi bản thân ông đã đưa ra những phát biểu không hay về Zinedine Zidane và Karim Benzema – những danh thủ gốc Phi của bóng đá Pháp.
FIFA đẩy mạnh chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá
Đứng trước thực trạng đáng buồn đó, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã phải thúc đẩy nhiều hình thức khác nhau. Với mong muốn có thể chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá, FIFA mong muốn các liên đoàn thành viên có thể cùng nhau đoàn kết, tạo ra một thế giới bóng đá công bằng, trong sạch, tạo ra một sân chơi lành mạnh.
FIFA đã có nhiều nỗ lực trong việc chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá cũng như ngăn chặn các hình thức lạm dụng khác. Trong đó hành động thiết thực nhất là nhân Ngày quốc tế Xóa bỏ kỳ thị, ngày 12/4, FIFA đã gửi một văn bản Thông tư số 1881 đến các Liên đoàn bóng đá thành viên với mong muốn cập nhật những giải pháp về công tác bảo vệ các cầu thủ, đội bóng, huấn luyện viên và quan chức trận đấu khỏi hành vi lạm dụng trực tuyến.
Theo thông tin Xoi Lac TV chia sẻ từ nguồn tin mật trong Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, phòng chống các hành vi lạm dụng, lăng mạ cầu thủ da màu trên nền tảng trực tuyến là nội dung được FIFA quan tâm. Không chỉ vậy, Liên đoàn bóng đá còn đặc biệt chú trọng đến vấn đề này trong những giải đấu gần đây. Bên cạnh việc gửi thông tư, họ còn có những hành động thiết thực để tăng tính hiệu quả như phát triển Dịch vụ bảo vệ phương tiện truyền thông xã hội FIFA (SMPS).
Tính từ giải đấu đầu tiên được áp dụng dịch vụ này là FIFA World Cup Qatar 2022 cho đến nay, công cụ này đã tiến hành phân tích hơn 28 triệu bài đăng và bình luận trong phạm vi 9 giải đấu và sự kiện của FIFA. Từ đó thực hiện hình thức xử phạt đình chỉ tài khoản và 400.000 bình luận lăng mạ bị ẩn khỏi chế độ xem công khai. Với phần mềm SMPS này, có hơn 3.000 cầu thủ từ 150 đội bóng được bảo vệ, không phải đối diện với vấn nạn phân biệt chủng tộc.
Trên cơ sở hiệu quả đó, FIFA cam kết mở rộng dịch vụ và cung cấp cho tất cả 211 liên đoàn thành viên quyền truy cập vào SMPS quanh năm. Động thái này có ý nghĩa rất lớn trên hành trình chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá.
Ý kiến về hình phạt chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá
Sự cố phân biệt chủng tộc đối với Nico Williams trong trận thi đấu bóng đá giữa 2 câu lạc bộ Athletic Bilbao và Atletico Madrid diễn ra hôm 28/4 đã gây ra sự phẫn nộ và lên án trên toàn cầu. Các cầu thủ đến người hâm mộ, giới chuyên môn và các tổ chức bóng đá đều lên tiếng ủng hộ Williams, họ kêu gọi hành động quyết liệt hơn trong việc chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá.
Theo đó, mọi người cho rằng hình thức xử phạt đối với đối tượng vi phạm hiện nay là chưa đủ mạnh. Hình phạt cấm đến sân vận động trọn đời đối với thủ phạm không phản ánh đầy đủ sự nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Họ nhấn mạnh rằng phân biệt chủng tộc là một tội hình sự nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với nạn nhân.
Lời kết
Trên đây là tất cả thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn liên quan đến vấn đề chống phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Đây là một vấn nạn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người trong cộng đồng đam mê trái bóng tròn. Hy vọng bạn sẽ đồng hành cùng với Liên đoàn bóng đá thế giới trong việc chống lại tình trạng này. Từ đó có những trải nghiệm xem bóng đá trọn vẹn hơn trên Xoilac TV, có thể nhìn thấy sự tỏa sáng của những ngôi sao tài năng, dù họ có màu da như thế nào!